CategoriesKinh nghiệm hay

Trải nghiệm ẩm thực miền Tây Nam Bộ với 7 món ngon nổi tiếng

Món ngon miền Tây

Miền Tây Việt Nam luôn thu hút du khách bốn phương bởi cảnh đẹp hiền hòa, thanh bình cùng con người nồng hậu, nhiệt tình, xởi lởi. Với khí hậu “mưa thuận gió hòa” quanh năm, cây cối trong miền Tây được phát triển mạnh mẽ và sông ngòi đầy phù sa bồi đắp. Chính vì lẽ đó đã hình thành nên nền ẩm thực miền Tây rất phong phú và đa dạng. Hầu hết khách du lịch đến miền Tây không chỉ để tham quan cảnh đẹp, mà còn để thưởng thức những món ăn dân dã và đặc sản nổi tiếng. Do đó, văn hóa ẩm thực miền Tây đã trở nên phong phú và hiền hòa đến lạ. Hãy cùng Giò chả Ước Lễ khám phá những món ăn đặc trưng của miền Tây, mang lại cho thực khách những trải nghiệm tuyệt vời.

Những món ăn đặc trưng của miền Tây

Lẩu cá linh bông điên điển

Tuy chỉ là món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc bắt mắt đến hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng. Bên cạnh đó là thịt cá ngọt béo ăn chấm với nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.

Cá linh ngon là cá vào đầu mùa nước nổi, khi xương vẫn mềm và bụng cá có mỡ, mang lại hương vị đặc biệt cho món lẩu này. Bông điên điển, loại hoa gắn liền với miền Tây màu vàng tươi, mọc tràn ngập khắp các đầm lầy, mé sông, ruộng nước. Bông điên điển vừa giòn vừa thơm, lại bùi bùi béo béo nên được lòng của rất nhiều người. Món ăn này, mặc dù chỉ là món ăn dân dã, nhưng đã chinh phục được lòng của nhiều thực khách.

Nguyên liệu để nấu toàn là những thứ có sẵn của miền quê sông nước. Đây là một trong món ăn tiêu biểu cho miền Tây Nam Bộ. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau cho ra một nồi lẩu cá linh bông điên điển với vị ngọt ngào, mềm béo, lại hơi lạ miệng. Nước dùng thường được ninh từ xương cá và xương heo hoặc nấu bằng nước dừa nên nước dùng có màu trong, vị lại ngọt thanh. Và ở món lẩu này, sẽ được ăn kèm với các loại rau dân dã như bông lục bình, bông so đũa, bông điên điển, bông súng… Nếu là lần đầu ăn bạn thưởng thức món ngon ẩm thực miền Tây sông nước này sẽ có chút bỡ ngỡ, nhưng thử rồi là rất dễ bị ghiền!

Bánh xèo tôm nhảy

Bánh xèo tôm nhảy chắc đã không còn xa lạ gì với du khách khi đến với miền Tây Nam Bộ, đặc biệt khi đến với Quy Nhơn. Bạn có thể thấy bánh xèo ở khắp mọi nơi, nhưng bánh xèo tôm nhảy ngon thì chắc chắn phải đến với Quy Nhơn. Bánh Xèo tôm nhảy Quy Nhơn được biết đến là loại bánh xèo được làm bằng tinh bột gạo nguyên chất.

Sau đó topping phía trên là các con tôm đất còn nhảy như tượng trưng cho các võ sĩ đang đấu lôi đài. Con tôm còn sống vì vậy rất an toàn, ăn rất ngon ngọt, nguyên chất. Kết hợp vị đậm đà của nước chấm và đĩa rau sống tươi ngon.

Cách làm bánh xèo tôm nhảy ngon cũng rất cầu kỳ. Từ việc chọn gạo, làm bột, chọn tôm, chọn các gia vị khác. Khi làm, để bánh xèo ngon, giòn thì cần phải chiên trên bếp củi, dùng miếng mỡ chài xoa đều một lớp mỏng lên mặt chảo. Nước chấm chua cay cũng là một trong những yếu tố quyết định độ ngon của món ăn. Nhất định nếu ghé đến miền Tây Nam Bộ Việt Nam thì phải thử món ăn đặc sắc này nhé

Bún nước lèo

Nếu như miền Bắc khi nhắc đến bún thì mọi người sẽ nghĩ đến bún chả, bún riêu nhưng khi đến với miền Tây sông nước, chắc chắn sẽ không thể không nhắc đến bún nước lèo. Cũng như nhiều món bún khác, nguyên liệu, bún nước lèo sẽ gồm bún, nước dùng, các loại thực phẩm và gia vị ăn kèm, rau sống các loại.

Nhưng khác với bún riêu,bún mọc, bún thang, bún ốc… món bún này ăn với nước lèo được làm từ một số loại mắm cá như mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm bò hóc, cá kèo, cá lóc hoặc lươn. Để nấu nước lèo, đầu tiên phải đem con mắm nấu trong nước sôi cho đến khi thịt mắm đã rã ra hết, lọc bỏ xương lấy nước để riêng. Phần nước đó nấu chung với nước luộc gà hoặc xương heo cho sôi. Tuy nấu từ mắm cá nhưng khi thưởng thức ta không hề ngửi thấy mùi tanh, bởi trong quá trình chế biến người nấu đã cho vào nồi nước lèo sả, ớt. Chính loại nước dùng đặc biệt này đã thu hút, níu chân thực khách khi đã một lần ăn qua. Có thể kể đến bún nước lèo Cà Mau, Rạch Giá, Kiên Giang nhưng ngon nhất phải nhắc tới bún nước lèo Sóc Trăng ( dùng mắm) và bún nước lèo Trà Vình (dùng mắm bò hóc).

Lẩu mắm
Đến miền Tây mà bạn chưa một lần thử lẩu cá mắm thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Đây là một món ăn đầy sáng tạo mà người dân vùng đất sông nước đã nghĩ ra và nổi tiếng tại khu vực này cho đến bày bán tại các quán ăn miền Tây ở miền Bắc. Một nồi lẩu mắm đúng điệu miền Tây sẽ gồm có mực, tôm, cá biển, các loại rau dân dã, mắm cá sặc và mắm cá linh. Mắm cá được ủ trong những chiếc lu sành trong khoảng thời gian dài để dậy vị và ngấm mùi. Lúc nấu lẩu thì pha loãng mắm cho vào hầm cùng phần nước súp được ninh từ xương heo. Vị nước dùng ngọt ngào, thanh mát cùng mùi mắm đặc trưng. Món lẩu mắm là món ăn dân dã nên chẳng kiêng loại thực phẩm nào. Thịt ba rọi, cá, tôm, tép, mực đều có thể bỏ chung vào một nồi lẩu. Rau củ thì có thể là bông súng, bông bí, rau đắng, bắp chuối, mùa nào thức đó. Giản dị mà hào phóng hệt như tính cách người miền Tây vậy. Hương vị độc đáo của món ăn này khiến thực khách xiêu lòng không ít, đi rồi vẫn quyến luyến bồi hồi. Nếu bạn có dịp du lịch đến các tỉnh miền Tây sông nước, đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.

Ba khía muối
Một món ăn cũng vô cùng quen thuộc với người dân vùng sông nước miền Tây và đã đi vào bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình miền sông nước. Ba khía được gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh, chỉ đợi tầm 30 phút cho ngấm là ăn được. Món ăn đậm vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt, chỉ cần ăn với cơm trắng cũng đủ ngon. Ba khía ngon là con có nhiều gạch (gạch son thì màu đỏ, gạch bùn thì màu xám, gạch giá thì màu trắng đục); thịt chắc, khi bẻ cái càng con ba khía ra, thịt không bị dính lại ngoe, càng. Và ba khía ngon nhất là loại ba khía đang ôm trứng. Thường thì ba khía muối đúng một tuần là có thể vớt ra và trộn ướp gia vị ăn được. Đúng thời gian này, con ba khía muối ngon nhất, sớm hơn thì thịt ba khía chưa “chạy”, chậm hơn thì ba khía muối mất hết thịt.
Nhất định phải thử đặc sản này khi đến với miền Tây Nam Bộ nhé!

Bánh pía
Một đặc sản Sóc Trăng mà bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch miền Tây và bạn có thể mua mang về làm quà cho gia đình và bạn bè. Vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ khiến nhiều người sẽ không thể quên được. Dù nguyên liệu cũng chỉ bột mì, khoai môn, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng muối, nhưng bánh pía Sóc Trăng có hương vị, cách trình bày riêng, không giống bất kì loại bánh nào. Để có những chiếc bánh pía đạt chuẩn người ta phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng. Bánh pía có 2 phần, phần nhân và vỏ. Nhân làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng. Đậu xanh đã đãi, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch tất cả cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn. Sau đó tiếp tục xào cùng với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải. Để hỗn hợp trên nguội, lần lượt bọc nhân quanh từng lòng đỏ trứng muối. Tiếp theo là một chuỗi thao tác cán, cuộn bột mì, gấp nhiều lần để tạo nên vỏ bọc với những lớp “bột nước” và “bột dầu” chồng lên nhau. Cuối cùng là khâu nướng giúp bánh chín, màu ươm vàng quyện mùi sầu riêng thơm ngon. Những chiếc bánh màu vàng cam có hình dáng nhỏ, tròn, lớn vừa phải rất tiện lợi, có thể vừa cầm vừa ăn. Không quá bở, mềm, có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Nhưng thích thú nhất là vị ngọt thơm nguyên chất hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được

Cá lóc nướng trui

Một món ăn được kể cho vào danh sách nhất định phải thử khi đến với miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm của món cá lóc nướng trui là không cần đánh vảy hay tẩm ướp gia vị. Cá tươi bắt từ dưới sông, sau khi làm sạch sẽ xiên que từ miệng đến đuôi, vùi vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hay cắm que dưới đất và phủ rơm lên và đốt lửa cho đến khi tàn tro, cách này sẽ giúp giữ được mùi vị thơm ngon tự nhiên. Khi cá lóc chín dậy mùi thơm, dùng cao cạo sạch vảy làm lộ ra lớp da cá vàng rượm, đây cũng là lúc bạn được thưởng thức món ăn “ngon xuất sắc”, thơm mùi vị đồng quê. Lớp da cá bên ngoài cháy đen thơm đặc trưng, bên trong thịt cá trắng ngần, chín mềm, ngọt và mọng nước. Cá lóc nướng trui được ăn kèm với bánh tráng, bún, rau sống cùng nước mắm chua ngọt hoặc mắm me, cùng với sự tinh tế trong trang trí đã cho ra đời một món ăn vô cùng lạ với hương vị tự nhiên.
Món cá lóc nướng trui của vùng miền Tây sông nước là một món ăn dân dã chính hiệu, thường được dùng trong mâm cơm để đãi ăn cùng với bạn bè, gia đình. Và trong các bữa tiệc của người miền Nam cũng đều có món ăn này xuất hiện trên bàn ăn.

Có thể thấy rằng ẩm thực miền Tây Nam Bộ vô cùng đa dạng và phong phú, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách yêu thích ẩm thực. Từ lẩu cá linh bông điên điển đến bánh xèo, bún nước lèo, bánh pía,… tất cả đều có hương vị độc đáo và ấn tượng đối với du khách. Với khí hậu ấm áp và sự giàu có về nguồn tài nguyên, miền Tây Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực rất lớn. Du khách không chỉ có thể thưởng thức những món ngon địa phương, mà còn được khám phá văn hóa ẩm thực đa dạng của miền Tây. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch sắp tới, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn ngon miệng và khám phá văn hóa ẩm thực độc đáo của miền Tây Việt Nam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *